1. Một vài thông tin liên quan
Cá mực còn gọi là mực nang, mực mai, mực ván, ô tặc ngư, mặc ngư, thuộc họ mực nang (Sepiidae), tên khoa học là Sepia spp. Cá mực là loại động vật không xương sống, cơ thể chia làm 2 phần: đầu và thân.
2. Giá trị của cá mực
Trong mai mực có các muối canxi dưới dạng carbonat, phosphat, sulfat, các chất hữu cơ và chất keo. Mai mực có vị mặn, chát, mùi hơi tanh, tính ấm, không độc, có tác dụng chỉ huyết, làm se.
Thịt cá mực cũng được dùng làm thuốc nhưng không phổ biến. Trong thịt mực có protid, lipid, Ca, p, Fe, vitamin B1, B2, B6, PP. Thịt cá mực có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng bổ trung, ích khí, điều kinh.
Thuốc chữa bệnh từ mai mực
Chữa ho ra máu, phụ nữ bị băng huyết, trẻ em chậm lớn: Ngày uống 4-8 g bột mai mực, có thể đến 12 g. Dùng liền 7-10 ngày, nghỉ một tuần, sau lại tiếp tục nếu cần thiết.
Đại tiện ra máu: Mai mực nướng vàng, tán bột, mỗi lần uống 4-8 g với nước sắc cây mộc tặc (Nam dược thần hiệu).
Đau mắt hột: Mai mực vót nhọn ngâm vào dung dịch rễ hoàng liên với tỷ lệ 1-5%, rồi đánh mắt.
Chữa bỏng: Mai mực đốt thành than, rây bột mịn, trộn với dầu vừng hoặc dầu dừa, bôi ngày 2 lần. 1 tuần sau vết loét sẽ se lại.
Chữa lở loét ở âm hộ: Mai mực đốt thành than trộn với lòng trắng trứng gà, bôi hằng ngày.
Chữa cam tẩu mã, loét mũi, viêm tai chảy nước: Mai mực 12 g, hoàng liên 12 g, thanh đại 12 g, hồng đơn 12 g, ngũ bội tử 12 g, tế tân 12 g, nhân trung bạch 12 g, phèn phi 8 g, mai hoa 4 g. Sao riêng từng vị (trừ hồng đơn, mai hoa, thanh đại) rồi tán nhỏ mịn, trộn đều. Khi dùng rắc vào vết thương, vết loét.
Thở khò khè, thở gấp, đờm nhiều: Mai mực sấy khô, mỗi lần uống 15 g với một ít đường đỏ.
Chữa đau loét dạ dày, tá tràng, ợ chua, đại tiện táo:
+ Mai mực 20 g, cam thảo 12 g, thổ bối mẫu 6 g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6 g vào trước bữa ăn 30 phút.
+ Mai mực 60 g, mẫu lệ nung 30 g, gạo tẻ 30 g (sao vàng), hoàng bá 20 g (sao vàng), màng mề gà 20 g (sao vàng), cam thảo 20 g, hàn the 10 g (phi). Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 2 lần, người lớn mỗi lần 8 g, trẻ em 5-10 tuổi mỗi lần 2 g, trẻ em trên 10 tuổi mỗi lần 4 g.
+ Mai mực 120 g, cam thảo 200 g, màng mề gà 20 g, hương phụ 20 g, chế với giấm và nước tiểu, sao vàng, lá cà độc dược khô 12 g, hàn the 10 g (phi), phèn chua 10 g (phi), vỏ quýt 8 g. Tất cả tán bột, rây mịn. Ngày uống 2-3 lần giữa hai bữa ăn. Người lớn mỗi lần 4 g chiêu với nước ấm. Lưu ý: phụ nữ và trẻ nhỏ không được dùng.
Thuốc từ thịt cá mực
Chữa tắc kinh: Thịt cá mực tươi 1 con, nhân hạt đào 15 g, nấu chín, ăn hết một lần.
Bổ máu, tăng cường thể lực cho phụ nữ sau sinh: Thịt cá mực tươi 250 g, rửa sạch, thái nhỏ, xào chín với ít muối và 1-2 thìa nước gừng, ăn trong bữa cơm hằng ngày.
Thanh nhiệt, giải độc, giảm mỡ, hạ huyết áp: Thịt cá mực tươi 50-100 g thái miếng, luộc chín, để ráo, cho vào bát cùng với gừng 5 g, hành 10 g, giấm 10 g, dầu vừng đen 10 g, muối ăn 5 g. Tất cả trộn đều, ăn trong ngày.
Những người không nên ăn mực
Mực là loại hải sản dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon, có công dụng bổ gan, bổ thận, dưỡng huyết và đặc biệt tốt cho phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Tuy nhiên, mực lại không tốt với những người ăn kém, hay bị cảm mạo phong hàn, sắc mặt tươi nhạt, dễ đổ mồ hôi ban ngày, chậm tiêu, tiêu chảy, khả năng ham muốn tình dục kém, đại tiện nát, di tinh, nhiều mồ hôi, cảm lạnh.
Nên kiêng mực khi dùng những đơn thuốc có phụ tử, bạch liễm, bạch cập.
3. Một số món chế biến từ cá mực
Mực rim mặn ngọt
Mực rim mặn ngọt
Chuẩn bị:
- 500g mực tươi (chọn mực ống để nước kho ngọt hơn): rửa sạch và để nguyên con
- 1 muỗng cà phê hành và tỏi băm
- 1 muỗng canh nước mắm ngon
- Gia vị: hạt nêm, đường, nước màu và ít tiêu
Cách làm:
Bước 1: Ướp mực với các gia vị nước mắm, hạt nêm, đường và ít giọt nước màu trong khoảng 15 phút.
Bước 2: Phi thơm hành, tỏi và cho mực vào chiên. Khi thấy mực cháy cạnh, cho nước ướp vào cùng với chút nước và kho nhỏ lửa.
Bước 3: Sau khoảng 10 phút, nước kho gần cạn, bạn cho thêm ít nước mắm để tạo mùi thơm. Tiếp tục nấu thêm khoảng 3 phút, bạn tắt bếp.
Món mực kho mặn này ăn kèm với cơm trắng sẽ rất bắt vị.
Mực xào chua ngọt
Mực xào chua ngọt
Chuẩn bị:
- 300g mực tươi (mực lá): rửa sạch, cắt miếng nhỏ và khứa ngang dọc trên mỗi miếng
- 1 củ hành tây: lột vỏ và thái múi cau
- 1 trái cà chua: rửa sạch và thái múi cau
- 1.4 miếng thơm: cắt bỏ cùi và thái miếng nhỏ
- 1 trái dưa leo: cắt đôi, khoét bỏ ruột và thái chéo
- Ít cọng cần tây: cắt bỏ rễ và thái khúc dài bằng ½ đốt tay
- 1/2 trái ớt chuông vàng và ½ trái ớt chuông xanh: cắt miếng vuông
- 10g nấm rơm: rửa sạch, ngâm qua nước muối và cắt đôi
- 1/2 muỗng cà phê mỗi loại: tỏi và hành băm
- 1/2 chén rượu trắng
- Gia vị: nước mắm, dầu hào, hạt nêm và dầu ăn
Cách làm:
Bước 1: Ướp mực tươi với ít muối và hạt nêm khoảng 10 phút.
Bước 2: Phi thơm hành, tỏi và cho mực vào xào nhanh, sau đó trút ra đĩa, để riêng.
Bước 3: Cho thêm ít dầu vào chảo, khử dầu với ít hành cho thơm, sau đó cho lần lượt hành tây, dưa leo, nấm rơm, ớt chuông, thơm vào xào đều.
Bước 4: Khi thấy các nguyên liệu vừa chín tới, cho mực vào đảo đều, nêm lại gia vị với dầu hào, ít nước mắm và hạt nêm.
Bước 5: Khi chuẩn bị tắt bếp, bạn cho cần tây lên mặt để hơi nóng làm chín dần mà không cần đảo đều.
Món mực xào chua ngọt luôn giúp bữa cơm trưa của gia đình thêm phần ngon miệng và ấm áp.
Mực nhồi thịt
Mực nhồi thịt
Chuẩn bị:
- 350g mực ống tươi: Rửa sạch, bỏ mật đen và giữ nguyên mình, riêng đầu bạn băm nhỏ để dành cho phần trộn nhân.
- 200g thịt nạc băm
- 3 tai nấm mèo: rửa sạch, ngâm nở, cắt bỏ cồi và băm nhuyễn
- 5 tai nấm hương khô: ngâm nở và băm nhỏ
- Vài cọng thì là và hành lá: thái nhỏ
- 1 muỗng cà phê hành tím băm
- Gia vị: muối, hạt nêm, đường
Cách làm:
Bước 1: Bạn trộn đầu mực đã băm với thịt, nấm hương, nấm mèo, hành tím, hành xanh, thì là và các gia vị lại với nhau cho thật đều. Để như vậy khoảng 15 phút để các nguyên liệu thấm đều.
Bước 2: Dùng phần thân muỗng múc nhân và nhồi vào mỗi con mực cho thật căng đầy. Sau đó, dùng tăm ghim ở phần đầu để cố định nhân. Lần lượt làm cho đến hết số mực và nhân đã chuẩn bị.
Bước 3: Cho mực vào chảo, đổ dầu vừa ngập mặt và chiên. Khi thấy mực vàng mặt, trở lại và tiếp tục chiên đến khi mực vàng đều. Muốn mực giòn, khi sắp tắt bếp, bạn vặn lửa lớn.
Nếu thích ăn cùng sốt, bạn có thể chọn sốt cà chua hoặc sốt dứa. Bằng không, bạn có thể dùng thế này cũng đủ ngon.
Mực xào sa tế
Mực xào sa tế
Chuẩn bị:
- 1 kg mực tươi: rửa sạch và cắt miếng vuông trước khi khía ngang, dọc
- 1 hũ sa tế
- 2 cây sả tươi: băm nhỏ
- 1 củ hành tây: lột vỏ và cắt miếng vuông hoặc múi cau
- 3 trái ớt chuông đủ màu xanh, đỏ, vàng: thái miếng vuông
- 1 ít thì là
- Rau ăn kèm: dưa chuột, cà chua
- Gia vị: Ít đường và hạt nêm
Cách làm:
Bước 1: Ướp mực với sa tế, ít đường và hạt nêm trong khoảng 15 phút.
Bước 2: Nếu bạn thích dùng xào, có thể sơ chế sẵn và khi ăn chỉ việc dọn lên bàn, cho mực sa tế vào xào. Dùng đến đâu xào đến đó. Nhưng nếu thích nướng, bạn có thể xiên lần lượt miếng mực, miếng ớt chuông, miếng hành tây vào xiên que và đem nướng.
Khi dùng, bạn nhớ dọn kèm với dưa chuột, cà chua và ít cọng thì là nhé
ĐẶT HÀNG, TƯ VẤN THẮC MẮC:
1. Thông qua facebook: Fanpage Hải sản Hân Hoàn, nhóm Shop hải sản Thái Bình
2. Qua trang web: Haisanhanhoan.blogspot.com
3. Liên hệ trược tiếp qua số điện thoại: 0901567393-Mr Hân
0 nhận xét:
Đăng nhận xét